Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Teo cơ mông

Teo cơ mông ảnh hưởng lớn đến khả năng di chuyển cũng như mặt thẩm mỹ của người mắc phải. Teo cơ mông là tình trạng khối cơ giảm sức cơ ở vùng mông. Vậy cụ thể nguyên nhân do đâu và có chắc khắc phục không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Teo cơ mông là bệnh gì ?

Vùng mông là vùng có chứa nhiều thần kinh và mạch máu rất quan trọng trong từ chậu hông đi qua đế xuống chi dưới. Cơ mông là cơ lớn nhất trên cơ thể, đây cũng là cơ  đóng vai trò chủ đạo giúp cơ thể thực hiện các cử động như: Chạy, đi bộ, leo cầu thang, ngồi xổm.. Do đó, khi vùng cơ mông bị teo sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng.
Các dấu hiệu, triệu chứng và biểu hiện của bệnh teo cơ mông 
Teo cơ mông có những triệu chứng phổ biến sau đây: 
Teo cơ mông, có thể xuất hiện một bên hoặc đồng dạng 2 bên
Dáng đi bất thường, khó khăn trong việc đi đứng.
Thường xuyên đau lưng, viêm gót chân và có thêm một số biểu hiện đi kèm

2. Nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ mông phổ biến nhất 

Tổn thương thần kinh
Chấn thương khiến thần kinh trung ương vùng thắt lưng cùng – cụt gây ra bệnh teo cơ mông. Các tổn thương do nhồi não cũng gây ra, lúc này thường kèm theo hiện tượng liệt cơ, chân tay. 
Loạn dưỡng cơ
Loạn dưỡng cơ Becker,  Duchenne thường gây teo cơ chi dưới. Song, nhóm cơ chân bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Teo cơ mông do ngồi quá nhiều 
Ít vận động, ngồi nhiều là những nguyên nhân nhân đầu tiên gây chứng teo cơ mông. Khi ngồi, vùng cơ mông chịu lực tì đè khá lớn, không được co giãn tốt. Lâu dần sức mạnh của cơ lại yếu đi và teo lại. Đối tượng có nguy cơ teo cơ mông cao nhất và những người làm văn phòng.
Tổn thương xương khớp vùng mông
Chấn thương, viêm khớp cùng chậu, gãy cổ xương đùi… là những nguyên nhân hàng đầu gây ra hạn chế của bệnh nhân sau khi chấn thương. Nếu không được luyện tập và vật lý trị liệu, thì teo cơ càng trở nên trầm trọng và diễn biến khó lường. 
Tiêm thuốc vào cơ
Teo cơ thường do xơ hóa cơ do thuốc. Một số loại thuốc được chứng minh có tác dụng phụ teo cơ như: Iron, Dramamine, Penicillin, Pentazocine/Talwin, Lincomycin, Hypodermoclyses,Tetracycline, Streptomycin và thuốc chống sốt rét…
 Teo cơ mông thường biểu hiện vào giai đoạn muộn của bệnh. Do đó, để ngăn ngừa căn bệnh trên bạn nên thăm khám định kỳ thường xuyên. Nếu có bất kỳ biểu hiện nào để bác sỹ có phương pháp điều trị kịp thời nhất.
Trên đây là những kiến thức về bệnh teo cơ mông, hi vọng với những chia sẻ ở trên sẽ là kiến thức giúp bạn đề phòng và có biện pháp điều trị khi mắc bệnh này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ tới đường dây nóng của khoa thần kinh bênh viện An Việt theo đường dây nóng 1900.3828 để được các bác sỹ giải đáp cụ thể và tận tình nhất nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét